Đá ốp lát Nghệ An - Hà Tĩnh, đá sân vườn Nghệ An, đá ốp lát tự nhiên, đá trang trí Hà Tĩnh. Liên hệ:0985416376Đá sân vườn Nghệ An. Liên hệ 0985416376. Chuyên cung cấp: đá tự nhiên ốp lát, đá sân vườn, đá trang trí, đá vỉa hè, thi công tiểu cảnh, thiết kế cảnh quan sân vườn.
Từ lâu suiseki được xem là thú chơi đá nổi tiếng của Nhật Bản. Vậy Suiseki là gì? Người ta phân loại đá suiseki như thế nào? Cùng Ngọc Thạch Thảo tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé.
Danh từ Suiseki phát âm tiếng Việt là “Sư sê ki”. Suiseki là một từ ngữ Nhật Bản với “Sui” nghĩa là “thủy” (nước). “Seki” là “thạch” (đá), là nghệ thuật thưởng ngoạn đá khi đá vẫn giữ được điều kiện tự nhiên của chúng.
Suiseki thường được trưng bày trên đế gỗ đã được chạm khắc gọi là Dai hay Daiza hoặc khi chúng được trưng bày trên khay làm bằng sứ hoặc đất nung có rãi cát hay hạt mịn hoặc nước Suiban.
Trải qua nhiều nước, tên của nghệ thuật này cũng có khác nhau. Tại Trung Hoa, Suiseki được gọi là Gongshi (hay Qishi), đá hiếm hoặc Guashi, đá lạ hoặc đá chế tác.
Tại Triều Tiên, Suiseki được gọi là Suseok, là đá Vĩnh cửu. Ở phương Tây gọi là đa thưởng ngoạn (viewing stone). Còn ở Việt Nam Suiseki được gọi là đá cảnh.
Nghệ thuật đá thưởng ngoạn được bắt đầu hơn 1000 năm trước tại Trung Hoa, sau đó lan sang Triều Tiên, Nhật Bản, qua phương Tây trong vòng 100 năm trở lại đây và những nước khác trên thế giới.
Ngày nay, Suiseki cũng giống như Bonsai trở thành thú chơi toàn cầu. Các câu lạc bộ suiseki ngày càng xuất hiện nhiều trên thế giới như tại Nhật có Nippon suiseki association, ở Châu Âu có Italian association of Suiseki lovers… các cuộc thi thường được tổ chức bởi các tổ chức có uy tín này.
Suiseki được giới thiệu sang Nhật trong Triều đại Nữ Hoàng nhiếp chính Suiko khoảng 600 năm sau Công nguyên như là món quà từ Hoàng đế Trung Hoa. Tại Nhật, vì đất chật người đông, họ đã tìm cách thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên qua cảnh vật thu nhỏ như Bonsai và Suiseki.
Dân tộc này có biệt tài là thu dụng những cái hay, cái đẹp của nước ngoài, biến thành của mình với những nét đặc trưng riêng mang nặng bản sắt văn hóa thiền định “Zen”.
Đối với phương Tây, suiseki được coi là đá có hình ảnh trườu tượng, kỳ lạ nhưng gây ấn tượng mạnh.
Đá Suiseki tại Ngọc Thạch ThảoĐá Suiseki tại Ngọc Thạch Thảo
Chúng có hình dáng đẹp và phá cách thường được đặt theo chiều đứng, uốn khúc, lồi lõm gây ấn tượng sâu sắc, với những lỗ thủng lớn nhỏ, khe sâu được tạo ra do sự bào mòn, phong hóa trong thiên nhiên.
Nghệ thuật chơi của người Trung Hoa trở nên phổ biến ở Nhật, nhưng rồi thời gian trôi qua, người Nhật đã thay đổi phong cách chơi khác với người Trung Hoa như đổi thế chơi đứng sang thế nằm, với hình dáng phong cảnh, đồi, cao nguyên, bình nguyên, hoặc các chủ đề khác như con người, thú vật, cây cỏ.
Người Nhật tự hào rằng sau khi thú chơi đá đến Nhật Bản nó có những biến đổi mới lạ với xu hướng chung là bóng tối đã đánh bại màu sắc, đặc biệt màu đen sẫm được coi là lý tưởng, ngược lại trong nền văn hóa của Trung Hoa nhiều viên đá lòe loẹt thường được đánh giá cao.
Cũng như thế, cách trưng bày một Suiseki phải theo nghi thức, Ví dụ cách trưng bày của Tokonoma, là sự phát triển của người Nhật, trong khi đó ở Trung Hoa các viên đá thường được trưng bày lộn xôn với nhau.
Như vậy, Gongshi (hay Qishi) xuất phát từ Trung Hoa nhưng lại phát triển nhất ở Nhật Bản và bây giờ là toàn thể giới cùng chơi và phát triển theo những cách thức có đôi chút khác nhau nhưng tựu chung vẫn dựa trên cách phân loại truyền thống theo 4 tiêu chuẩn chính: Hình dáng, xuất xứ, kiểu thức bề mặt viên đá và màu sắc.
Nếu có thêm thắt cũng chỉ là phân loại theo kích thước như đá nhỏ (thấp hơn 15cm), đá tầm trung (15-45cm), cao (từ 45cm trở lên), cách khác là phân loại theo sự biến cải có ý nghĩa là giữ viên đá nguyên bản hay chế tác, gọt giũa thêm cho đá có hình dáng đẹp hơn.
Do đâu mà người Nhật biến chế cách chơi đá của người Trung Hoa? Chính là do bản sắt văn hóa đặt trưng của người Nhật. Văn hóa Nhật thấm nhuần tinh thần Thiền Tông trong nhiều lĩnh vực: thi ca, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, sân khấu, đình viên cho đến trà đạo, hoa đạo, võ đạo.
Không những ảnh hưởng đến nghệ thuật, Thiền còn đi vào đời sống thường ngày của người dân Nhật như trong ẩm thực, nghỉ ngơi và cả trong kinh doanh.
Đã không sai lầm khi nói rằng Thiền đã trở thành sinh mệnh và cốt tủy của nền văn hóa Nhật.
Nhiều quốc gia cũng chịu ảnh hưởng Thiền Tông, nhưng không nơi nào thấm nhuần đến mức độ sâu sắc và bền vững như nền văn hóa của nước này “đi cũng Thiền, ngồi cũng thiền”.
Hiện nay ở Nhật có ba Thiền phái
Thiền Lâm Tế (Rinzai Sect): Dòng Thiền này do công sáng lập của Thiền sư người Việt – Vinh Tây (Eisai-1141-1215).Thiền Tào Động (Soto Sect)
Thiền Tào Động được Thiền sư Đạo Nguyên (Dogen -1200 – 1253) khai sáng. Đạo Nguyên vốn là đệ tử của Ngài Vĩnh Tây, sau đó ông sang Trung Hoa du học và trở về Nhật Bản xây dựng Thiền phái này.
Hiện nay ở Nhật có ba Thiền phái Hiện nay ở Nhật có ba Thiền phái
Thiền Hoàng Bá (Obaku Sect): Đây là Thiền phái thứ ba của người Nhật có tầm ảnh hưởng ít hơn hai Thiền phái kể trên do Thiền sư người Trung Hoa Ẩn Nguyên (Yin Yuan 1592-1653) khai sáng.
Nhìn chung lại, cả ba Thiền phái trên điều đã phát triển tại Nhật và có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tâm linh của người Nhật.
Cả ba điều có nhiều trường đại học, nhà xuất bản kinh sách riêng, cơ quan từ thiện, xã hội…Không những thế, Thiền đã ăn sâu vào tiềm thức của người Nhât: Trà đạo, nghệ thuật cắm Hoa, nghệ thuận Suiseki, Hoa đạo, Thư pháp… Một trong nhưng hình ảnh hưởng lớn đến nền văn hóa này là Thiền Tông.
Phân Loại Cơ Bản Đá Suiseki
Làm thế nào để ta có thể phân loại một viên đá? Ở gốc mỗi gốc nhìn khác nhau nó cho ta hình con thỏ hoặc con sư tử? Nó có thể được phân thành “kiểu hình ảnh” hoặc “vật thể”? Nếu nó là cả hai, ta phải chọn cách phân loại nào? Chủ nhân vui lòng quyết định.
Trong thế giới đá cảnh, không chỉ có một cách để phân loại viên đá. Ảnh hưởng bởi những hệ thống phân loại truyền thống, phân loại đá cảnh vẫn là vấn đề tư duy và sự tinh tế của nhà sưu tập.
Phân loại Đá Suiseki cơ bản
Một viên đá thật ấn tượng có thể hợp với nhiều cách phân loại, và nhà sưu tập được vinh dự chọn cách phân loại nào mà họ cảm thấy nó làm nổi bật tính thiên nhiên nhất của viên đá. Để có một cái tên hay cho tác phẩm thì cần tìm được cách phân loại tối ưu.
Trong khi người Trung Hoa phân loại đá của họ dựa vào nguồn gốc, thì người Nhật, Triều Tiên và Phương Tây sử dụng nhiều hệ thống phân loại khác nhau, một trong số đó là hình dáng, màu sắc, kiểu hình ảnh bề mặt…
Nói chung, có dùng một hoặc hai cách phân loại thì cũng nhằm mục đích là đặt tên cho một suiseki.
Trật tự đặt tên tác phẩm của người Nhật: (nếu có hơn một hệ thống phân loại được đề nghị).
Nơi xuất xứ
Kiểu bề mặt
Màu
Hình dáng
Một cái tên đầy chất thơ được dùng sau lần phân loại cuối cùng
Hiếm khi sữ dụng cả bốn tiêu chí này.
Hầu hết người Mỹ phân loại suiseki theo hình dáng hay kiểu dáng bề mặt, đôi khi theo nguồn gốc, và để tăng tính phổ biến thì thêm một cái tên có chất thơ phú.
Các nhà sưu tập Nhật Bản cũng sữ dụng những kiểu phân loại sau:
Biseki:
Đá đã được mài và đánh bóng để tăng vẽ đẹp của chúng.
Không cần có một hình dáng nhạy cảm như suiseki, mà cần hình dáng bắt mắt hiện trên bề mặt đá do chất liệu tạo thành.
Thường được trưng bày với suiseki.
Những nhà siêu tập Nhật Bản thích khắc hoặc đánh bóng để tăng kiểu hình hoa hoặc màu của nó.
Meiseki (đá nổi tiếng):
Suiseki hay biseki nỗi tiếng bởi chất lượng và vẽ đẹp nỗi bật
Thường được truyền qua nhiều thế hệ có khi được cả hàng trăm năm.
Yuraiseki (đá lịch sử):
Suiseki hoặc biseki được sở hữu bởi những người nỗi tiếng trong lịch sử.
Suiseki hoặc biseki được gắn liền với những sự kiện lịch sử.
Reiheki (dốc sườn):
Hình những dòng chảy thẳng đứng.
Bề mặt bị ăn mòn sâu.
Hình dạng cong xoắn
Đá có những lỗ thủng thấu quang.
Dưới đây là danh sách cách phân loại theo mỗi nền văn hóa:
Xem thêm: [Giải Mã?] Corindon Là Đá Gì? 5 Ứng Dùng Từ Đá 2020?
Phân loại suiseki theo hình dáng
Sansui keiseki/Sansui keijo-seki: đá có hình dáng phong cảnh:
Yanmagata-ishi: đá có hình dáng núi. Hình dáng núi nhìn từ xa (viễn cảnh) hoặc nhìn gần (cận cảnh) hoặc vài ngọn núi.
Toyama-ishi/Enzan-seki: hình dáng núi nhìn thật xa (viễn cảnh)
Kinza-seki: hình dáng núi nhìn gần (cận cảnh).
Koho-seki có dáng như núi chỉ ở một đỉnh.
Koho-seki có dáng núi đôi (hai núi hoặc một núi đơn với hai đỉnh).
Phân loại suiseki theo hình dáng Phân loại suiseki theo hình dáng
Sampo-seki có dáng như ba đỉnh (các núi với 3 đỉnh riêng biệt)ư
Rempo-seki có dáng như dãy núi (dãy của các núi nhiều hơn một núi đơn với một hoặc nhiều đỉnh riêng biệt)
Seigaku-seki có dáng như núi xù xì, gồ ghề ( các núi với hình dạng xù xì đặc trưng).
Sekkei-ishi có dáng như núi phủ tuyết (các đá núi với khoáng giống như tuyết ở đỉnh hoặc sườn)
Taki-ishi có dáng giống như thác nước ( tương tự núi với một hay nhiều thác nước . Ám chỉ thác nước bới mạch khoáng màu trắng ở trên đỉnh của đá đi thẳng xuống)
Itodaki – ishi có dáng như thác nước cạn Yamagata-taki-ishi có nước xuất hiện (các đá núi với một hoặc nhiều các thác nước xuất hiện trên bề mặt phía trước của chúng)
Keiryu-seki có dáng như suối núi (suối chảy qua làng, thường thường mạch thạch anh trắng nơi dòng suối đã chảy. Lý tưởng nếu suối chảy theo đường chéo(zic zắc) Ví dụ: từ trước ra sau)
Dan- seki/Dan-ishi có dáng như Cao nguyên (bậc thang sườn đồi hoặc một loại bậc thang phẳng nâng lên hướng về vách đá. Kiểu cổ có ích nhất ba bậc thang khác nhau về chiều dài, bậc thang nên thẳng đứng hoặc gần thẳng đứng).
Shimagata-ishi có dáng như hòn đảo (giống như hòn đảo nhô lên từ mặt nước, thấp đến cao, tương tự vịnh nhỏ hoặc cái lạch (giữa hai hòn đảo) thông thường trưng bày trong suiban hoặc doban chứa cát hoặc nước để làm nổi bật hòn đảo).
Doha-seki/Dona-ishi có dáng như dốc ( tương tự những đồi dốc của vùng đồng bằng hoặc một con dốc nhẹ nâng lên tạo thành đồi).
Isogata-ishi có dáng như bờ biển (thường nông và ám chỉ một rặng đá, dải đất ven bờ).
Araiso/Araiso-ishi có dáng như đá ngầm (các loại đá thô ám chỉ mép gổ ghế hoặc đồi các nhỏ nhô lên khỏi mặt biển).
Hirasu/Hirasu-ishi: có dáng như dãy cát dài ở cửa biển
Misaki-ishi: có dáng như mũi đất
Mizutamari-ishi có dáng như có hồ trên núi.
Tamari-ishi có dáng như hồ nhỏ hay hồ.
Mitzutame-ishi có dáng như ao.
Iwagata-ishi có dáng như dãy đá ở bờ biển (tương tự dạng bờ biển lộng gió; vách đá dốc giống như bị sóng đánh).
Dokutsu-ishi có giáng như hang hốc sâu và tối.
Yadori-ishi có dáng như hang động.
Amayadori-ishi có dáng như hang động trú mưa.
Keisho-seki Vật thể
Yagata-ishi có dáng như nhà ở (nhiều loại nhà của các dân tộc khác nhau)
Kuzuya-ishi có dáng như nhà tranh
Funagata-ishi có dáng như con thuyền (các loại thuyền khác nhau như thuyền gỗ, buồm, thuyền nhà.
Hashi-ishi có dáng như chiếc cầu kể cả cầu gỗ.
Dobutsu-seki có dáng như động vật
Torigata-ishi có dáng như con chim.
Mushigata-ishi có giáng như côn trùng (đặc biệt là con bướm, chuồn chuồn, dế, cào cào).
Uogata-ishi/Jimbutsu-seki có dáng như người (đặc biệt là dân câu cá, nông dân, thiếu nữ, đức Phật, hào thượng, hoặc các bộ phận cơ thể của người)
Sankeishi-seki có hình dáng của ba chủ đề khác nhau khi nhìn từ bà góc độ.
Phân loại suiseki theo màu
Kuro-ishi có màu đen
Maguro-ishi có màu đen tuyền
Aka-ishi có màu đỏ
Ao-ishi có màu xanh dương
Murasaki-ishi có màu tím
Ogon-seki có màu vàng
Kinko-seki có màu vàng đỏ
Phân loại suiseki theo màu Phân loại suiseki theo màu
Goshiki-ishi/Goshiki-seki có 5 màu (sự pha trộn của màu đỏ, vàng và xanh lục cùng với màu xanh dương, tím, trắng và đen).
Phân loại suiseki theo hình ảnh trên đá
Do các khoáng vật tạo đá hoặc tạp chất xen lẫn vào đá nhưng màu sắc khác biệt chúng tạo ra những hình ảnh nổi bật nói lên một chủ đề nào đó.
Mori-ishi có khung cảnh rừng
Bonsai-ishi có hình Bonsai (cả cây và chậu)
Hangat-ishi có hình bông hoa:
Kikumon-seki/Kika-seki/Kiku-ishi có hình đóa hoa trong vườn to như hình quả bóng.
Phân loại suiseki theo hình ảnh trên đá Phân loại suiseki theo hình ảnh trên đá
Baika-seki có hình hoa Cúc đại đóa của Nhật.
Nobara-ishi có hình bông hồng dại.
Migata-ishi có hình trái cây.
Hagata-ishi có hình chiếc lá hoặc nhánh hoa
Kusagata-ishi có hình thảm có (thảm cỏ bụi tre)
Gensho-seki có hình bầu trời
Tsukigata-ishi có hình mặt trăng
Higata-ishi có hình mặt trời (màu của đá thể hiện màu của mặt trời mọc, lặn)
Hoshigata-ishi có hình ngôi sao
Tenko-seki có hình thể thể hiện hiện tượng thời tiết
Amagata- ishi có hình thể hiện mưa
Yukigata-ishi có hình thể hiện tuyết rơi
Raiko-seki có hình thể hiện sét, sấm chớp
Chusho-seki có hình thể hiện sự trừu tượng
Tori-ishi có hình thể hiện dáng của con cọp
Tangled-net-pattern stones có hình thể hiện lưới đánh cá.
Jugure có hình thể hiện dáng của con rắn.
Moniri-ishi có hình thể hiện cảnh vui nhộn
Phân loại suiseki theo nguồn gốc khai thác
Ở Nhật Bản:
Kamogawa river stones Đá đen huyền loại đá hình núi nhìn xa và sườn đồi được tìm thấy ở sông Kamogawa tại Kyoto.
Karama stones Đá granite nâu hình đảo, núi xa, đá vôi nâu xám có hình lưới cá tìm thấy gần sông kamogawa, Kyoto.
Kibune stones Hình núi, thác nước, núi có suối màu tím, đỏ đậm, xám tìm thấy quanh sông Kamgawa.
Phân loại suiseki theo nguồn gốc khai thác Phân loại suiseki theo nguồn gốc khai thác
Setagawa river stones Hình núi đen, sườn đồi, hình rắn ri da hổ tìm thấy ở sông Setagawa tại Shiga và Kyoto.
Nachiguro stones Hìh núi đá đen hoặc bình nguyên từ núi đá ở Mie.
Kamuikotan stones Đá xanh đen loại loại hình núi nhìn xa, bình nguyên và sườn đồi được tìm thấy ở sông và suối Hokkaido.
Sado red stones hình đảo và núi đỏ lấy từ núi ở Niigata.
Ibigawa river stones Hình bờ biển, đảo, hồ nước, chỗ ở hoặc thác nước từ sông và suối ở Gifu.
Sajigawa river stones Hình bờ biển, đảo, hồ nước, chỗ ở hoặc thác nước có màu đen hay xanh đen đậm từ sông và suối ở Tottori.
Furuya stones Hình bờ biển, đảo, hồ nước, chỗ ở hoạc thác nước từ sông và suối ở có màu đen hay xámđen từ Wakayama.
Seigaky stone Hình bờ biển, đảo, hồ nước, chỗ ở hoặc thác nước từ sông và suối ở có màu đen hay xám đen từ Shizuoka.
Có phân chia thế nào thì người Nhật cũng chỉ thường dùng hai cách phân loại suiseki là hình dáng và kiểu thức về bề mặt đá (vân thạch) mà thôi.